Công ty TNHH Thương Mại Quốc Tế Việt Nga Hotline: 0937568588

Công ty TNHH Thương Mại Quốc Tế Việt Nga Tìm kiếm
Công ty TNHH Thương Mại Quốc Tế Việt NgaTài khoản
Trẻ sơ sinh bị sặc sữa: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý
08/04/2024

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe nếu không được xử lý kịp thời. Để không xảy ra những sự cố đáng tiếc, cha mẹ cần nắm được dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý nhanh chóng, kịp thời khi bé bị sặc sữa. Những thông tin Hibee chia sẻ sau đây chắc chắn sẽ hữu ích với cha mẹ, hãy cùng tham khảo nhé. 

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. 

Trẻ bị sặc sữa có nguy hiểm không?

Sặc sữa là hiện tượng sữa tràn vào đường thở khiến bé sặc sụa, khó thở, tím tái và có thể ngừng tim nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời. Tình trạng sặc sữa ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tâm lý của trẻ:

  • Nếu bé bị sặc nhẹ, không quá nghiêm trọng hoặc được sơ cứu kịp thời: Bé sẽ bị những ảnh hưởng nhất định như viêm mũi do sữa sặc ngược lên mũi. Sau những lần sặc sữa, bé sẽ có tâm lý sợ bú, lười bú hoặc không chịu bú bình…

  • Nếu bé bị sặc nhiều và cha mẹ không sơ cứu kịp hoặc sơ cứu không đúng cách: sữa sẽ làm tắc đường thở của bé dẫn đến khó thở, sặc sụa thậm chí là tử vong. 

Sặc sữa ảnh hưởng đến cả sức khỏe lẫn tâm lý của bé.

Nhận biết dấu hiệu bé bị sặc sữa

Khi cho trẻ sơ sinh bú, mẹ tuyệt đối không được lơ là mà phải luôn chú ý quan sát bé. Nếu thấy bé có những dấu hiệu sau đây là con đang bị sặc sữa và phải xử lý ngay lập tức:

  • Bé đang bú hoặc mới bú xong đột nhiên ho sặc sụa, đỏ mặt, tím tái, có thể ngất lịm đi. 

  • Bé đang nằm đột nhiên khóc thét lên.

  • Thấy có sữa trào ra qua đường mũi, miệng của bé. 

  • Bé hoảng sợ, da tái xanh, gồng cứng người. 

  • Cơ thể bé đột ngột mềm nhũn hoặc co cứng lại. 

Bé đang bú bỗng hoảng sợ, gồng cứng người là một trong những dấu hiệu của sặc sữa. 

Nguyên nhân sặc sữa ở trẻ sơ sinh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sặc sữa ở trẻ sơ sinh. Cha mẹ có thể tham khảo để phòng tránh cho bé nhé:

  • Do dạ dày của bé phát triển chưa hoàn thiện: Trong giai đoạn sơ sinh, dạ dày của bé nằm dọc, cơ vòng thực quản dưới không siết chặt và tâm vị hở, do đó sữa rất dễ trào ngược lên đường hô hấp gây sặc sữa.

  • Do bé vừa ngủ vừa bú: Khi bé vừa ngủ vừa bú, lượng sữa nhất định vẫn chảy xuống miệng nhưng bé lại không hề nuốt. Lúc này, chỉ cần bé thở mạnh cũng dễ khiến sữa chảy vào khí quản, tràn qua mũi gây sặc sữa. 

  • Bé không tập trung khi bú: Trong khi bé bú sữa, có nhiều thứ xung quanh thu hút bé khiến bé quên đi việc nuốt sữa làm gia tăng nguy cơ bị sặc.

  • Do tốc độ sữa chảy quá nhanh: lượng sữa chảy xuống quá nhanh và quá mạnh khiến bé không kịp nuốt dẫn đến sữa sặc ngược lên mũi. 

  • Do mẹ cho bé bú bình sai tư thế: Bú bình sai tư thế khiến bé không thoải mái và hiệu quả bú không cao. Đặc biệt, nhiều cha mẹ có thói quen cho bé nằm ngửa trên mặt phẳng để bú bình, đây là tư thế dễ dẫn đến sặc sữa ở trẻ sơ sinh. 

  • Do mẹ đặt bé nằm ngay sau khi bú xong: Dạ dày của trẻ sơ sinh còn đang trong quá trình hoàn thiện nên rất dễ bị trào ngược. Nếu mẹ cho bé nằm ngay sau khi bú xong thì nguy cơ này sẽ tăng cao hơn, sữa trào ngược từ dạ dày lên mũi, miệng khiến bé bị sặc vô cùng nguy hiểm. 

Vừa ngủ vừa bú rất dễ khiến bé bị sặc sữa. 

Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa

Khi nhận thấy bé có dấu hiệu sặc sữa, cha mẹ cần cho bé ngừng bú ngay lập tức và thực hiện các bước sơ cứu sau đây:

  • Bước 1: Đỡ bé ngồi dậy: Nếu bé bị sặc khi đang nằm, mẹ hãy đỡ con ngồi dậy để sữa chảy xuống dạ dày, tránh tình trạng sữa tiếp tục bị trào ngược lên trên. Nếu cha mẹ thấy con có thể tự ho lớn đồng nghĩa với việc bé chỉ bị ọc sữa nhẹ và cơ thể sẽ có phản xạ ho để tống sữa ra ngoài.

  • Bước 2: Hút sữa: Nếu đã đỡ bé ngồi dậy mà bé vẫn không thể ho được, có biểu hiện sặc sụa, đỏ mặt thì cha mẹ hãy dùng miệng của mình để hút sữa qua đường mũi và miệng của bé. Cha mẹ nên hút miệng trước, mũi sau, hút hết toàn bộ sữa đọng ở mũi họng của bé. 

  • Bước 3: Vỗ lưng: Nếu đã hút hết sữa ở miệng và mũi mà bé vẫn khó thở, cha mẹ hãy để bé nằm úp trên cánh tay sao cho đầu thấp hơn mông, khum bàn tay còn lại vỗ vào vùng lưng giữa 2 bả vai của bé để bé ọc hết sữa ra ngoài. 

  • Bước 4: Ấn ngực: Nếu thấy trẻ vẫn khó thở, tím tái, cha mẹ đặt bé nằm ngửa lại trên mặt phẳng cứng, dùng ngón tay trỏ và giữa ấn mạnh 5 cái vào khu vực nửa dưới của xương ức, dưới đường nối hai vú 1-2cm. Lặp lại động tác này 5 đến 6 lần cho đến khi bé có dấu hiệu hồi phục, da hồng hào trở lại. 

  • Bước 5: Đưa bé đi cấp cứu: Cha mẹ đưa bé đến trung tâm y tế gần nhất để các bác sĩ cấp cứu kịp thời cho bé. 

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa cần được sơ cứu kịp thời và đúng cách. 

Cách phòng chống sặc sữa

Để phòng chống sặc sữa ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần lưu ý và áp dụng ngay một số điều sau đây:

  • Cho bé bú đúng tư thế: Khi cho bé bú, cha mẹ nên lựa chọn tư thế phù hợp. Mẹ nên bế bé theo tư thế dốc sao cho đầu bé luôn cao hơn so với phần cơ thể còn lại của bé. Hơi nghiêng bình sữa quệt nhẹ núm ti vào miệng bé để bé tự bắt vú. Mẹ không nên cho núm ti vào mồm bé khi bé chưa sẵn sàng. 

  • Quan sát các phản ứng của bé khi bú sữa: Khi bé đang bú sữa mà ho, khóc hay cười thì mẹ phải dừng việc cho bé bú cho đến khi bé bình tĩnh trở lại. Nếu thấy sữa trong miệng còn chưa nuốt hết thì hãy tạm ngừng để bé nuốt hết sữa trong miệng rồi mới tiếp tục bú. 

  • Vỗ ợ hơi cho bé: Sau khi bé mới bú xong, mẹ không nên đặt bé nằm ngay mà hãy bế bé áp vào ngực mẹ. Sau đó mẹ hơi khum lòng bàn tay vỗ nhẹ lên lưng bé giúp bé ợ hơi, tống hết khí thừa trong bụng, giảm thiểu nguy cơ trào ngược sữa lên mũi, miệng. 

  • Chọn bình sữa phù hợp: Với những em bé bú bình, nhất là bé sơ sinh chưa tự điều chỉnh được lực mút của mình thì việc chọn một bình sữa phù hợp, có tính năng chống sặc, chống đầy hơi là vô cùng quan trọng. Bình sữa Hibee là một trong những bình sữa tích hợp tính năng chống sặc, chống đầy hơi tốt nhất hiện nay. Lỗ sữa trên núm ti được thiết kế đặc biệt, đảm bảo sữa chỉ chảy ra khi có lực mút của bé nên rất an toàn, ngay cả khi bé bú không chủ động. Không những vậy, bình sữa còn có hệ thống van thoát khí độc quyền, giúp hạn chế tối đa tình trạng đầy hơi, chướng bụng, trào ngược ở trẻ. Từ đó nguy cơ sặc sữa cũng được giảm thiểu rất nhiều. Để tính năng chống sặc và chống đầy hơi mang lại hiệu quả tốt nhất, cha mẹ cần đảm bảo lắp núm ti bình sữa đúng cách và vệ sinh van chống sặc cẩn thận trước khi cho bé bú nhé. 

Chọn bình sữa có tính năng chống sặc, chống đầy hơi giúp giảm tối đa nguy cơ sặc sữa ở trẻ sơ sinh. 

Trên đây là một số chia sẻ hữu ích giúp cha mẹ kiểm soát, ngăn ngừa và xử lý sặc sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả. Cha mẹ hãy ghi nhớ để phòng tránh tối đa những nguy hiểm có thể xảy đến với bé yêu nhé. 

Xem thêm: Hướng dẫn mẹ cho bé bú bình đúng cách giảm nguy cơ sặc sữa.

BÌNH LUẬN CỦA BẠN

HIBEE là thương hiệu bình sữa và các phụ kiện đi kèm cùng bình sữa nổi tiếng tại Hàn Quốc, được hàng triệu mẹ bỉm tin tưởng lựa chọn cho bé yêu.

Đọc tiếp

Hibee đồng hành cùng bé yêu

Bài viết liên quan

Bình sữa bị ố vàng - Mẹ đã biết cách làm sạch hiệu quả?

Bình sữa là đồ vật quan trọng, gắn bó với bé yêu trong những năm tháng đầu đời. Sau một thời gian sử dụng, bình sữa có thể bị ố vàng, ngả màu khiến cha mẹ lo lắng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. ...

Kinh nghiệm chọn mua bình Hibee phù hợp cho bé

Hibee một trong những dòng bình sữa dẫn đầu về mức độ an toàn cũng như chất lượng sản phẩm và được nhiều cha mẹ tin tưởng, lựa chọn nhất hiện nay. Nếu mẹ đang loay hoay không biết chọn bình sữa Hib...

Những điều mẹ cần biết về núm bình cho bé

Núm bình là bộ phận quan trọng không thể thiếu được của bình sữa. Núm bình cũng chính là phần tiếp xúc trực tiếp với miệng bé nên quyết định lớn đến việc bé có hợp tác bú bình hay không. Những thôn...

hotline
Liên hệ qua Zalo
Liên hệ qua Facebook